Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Industry and Trade; HUIT) là một là một cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, được thành lập ngày 9 tháng 9 năm 1982.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 1982: Trường được thành lập theo quyết định số 986/CNTP, ngày 9/9/1982 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm với tên gọi: Trường Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh;
- Năm 1987: Trường được đổi tên thành Trường Trung học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 25 CNTP/TCCB ngày 3/5/1987 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm;
- Năm 2001: Trường được nâng cấp lên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 18/QĐ-BGD&ĐT -TCCB ngày 2/1/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo;
- Năm 2010: Trường chính thức trở thành Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 284/QĐ-TTg, thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngày 01 tháng 7 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định số 789/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh.
2. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị Cốt lõi
2.1 Triết lý giáo dục
- Học tập chủ động, làm việc sáng tạo, sống có trách nhiệm (Learning actively, working creatively, living responsibly.)
2.2 Tầm nhìn
- Trở thành đại học nghiên cứu ứng dụng và đổi mới sáng tạo có vị thế trên thế giới, tiên phong trong lĩnh vực công thương. (Our vision is to become a globally renowned university, recognized for its excellence in research, practical application, and innovative creativity, pioneering in the field of industry and trade.)
2.3 Sứ mạng
- Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức, kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của xã hội; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực; thực hiện trách nhiệm xã hội, phục vụ cộng đồng và hội nhập quốc tế. (Our mission is to foster the development of ethically grounded, knowledgeable, and proficient human resources, dedicated to addressing the evolving needs of society; to conduct scientific research, technology transfer, and develop multidisciplinary industries, commerce, and services; to fulfill social responsibilities, serve the community, and integrate internationally.)
2.4 Giá trị cốt lõi
- Nhân văn - Đoàn kết - Đổi mới - Tiên phong (Humanity - Unity - Innovation – Trailblazing)
3. Ngành đào tạo
Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở giáo dục đại học công lập đào tạo đa ngành. Trường có quy mô đào tạo trên 30.000 học sinh – sinh viên – học viên.
Trường có 34 ngành đào tạo trình độ đại học, bao gồm:
- Công nghệ thông tin;
- An toàn thông tin;
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;
- Công nghệ điều khiển và tự động hoá;
- Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử;
- Công nghệ chế tạo máy;
- Công nghệ kỹ thuật hóa học;
- Công nghệ vật liệu;
- Công nghệ thực phẩm;
- Đảm bảo chất lượng & an toàn thực phẩm;
- Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực;
- Khoa học nấu ăn;
- Công nghệ chế biến thủy sản;
- Công nghệ sinh học;
- Công nghệ kỹ thuật môi trường;
- Quản lý tài nguyên và môi trường;
- Công nghệ dệt may;
- Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành;
- Quản trị dịch vụ nhà hàng ăn uống;
- Quản trị khách sạn;
- Kế toán;
- Tài chính ngân hàng;
- Công nghệ tài chính;
- Quản trị kinh doanh;
- Marketing;
- Kinh doanh quốc tế;
- Thương mại điện tử
- Ngôn ngữ Anh;
- Ngôn ngữ Trung Quốc;
- Luật kinh tế.
- Kỹ thuật nhiệt;
- khoa học dữ liệu;
- Kinh doanh may, thời trang;
- Quản trị kinh doanh thực phẩm.
THAM KHẢO TẠI ĐÂY
4. Cơ sở vật chất
- Cơ sở chính: 140 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở này có diện tích 11.000 m², bao gồm 93 phòng học, 1 giảng đường (sức chứa 500 chỗ), 27 phòng làm việc, 1 phòng khách, 1 thư viện, 18 phòng thực hành tin học, 1 phòng Big data.
- Cơ sở 2: 93 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở này có diện tích 5.000 m² bao gồm 120 phòng thí nghiệm, thực hành dành cho khối hoá, thực phẩm, môi trường, công nghệ sinh học, thủy sản, dinh dưỡng.
- Cơ sở 3: 31 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở này thuộc Khoa Công nghệ Điện - Điện tử, Khoa Công nghệ Cơ Khí, Khoa May - Thiết kế thời trang, Khoa Du lịch và Ẩm thực.
- Cơ sở 4: 73/1 Nguyễn Đỗ Cung, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh thuộc Khoa giáo dục thể chất và Quốc phòng An ninh quản lý. Diện tích cơ sở này khoảng gần 16.000 m2.
- Cơ sở 5: Ấp Giồng Trôm, tỉnh Trà Vinh có diện tích 18 ha, là trung tâm thực nghiệm, phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Khu Ký túc xá: Diện tích 1.430 m2, 8 tầng gồm 96 phòng tại 102-104-106 Nguyễn Quý Anh, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh.
5. Hoạt động khởi nghiệp của Sinh viên
5.1 Lễ ra mắt Làng học sinh – sinh viên sáng tạo
- Nhằm đẩy mạnh hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (ĐMST&KN) tại trường Đại học Công Thương TP.HCM và hưởng ứng Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia - TECHFEST VN 2023, trường Đại học Công Thương TP.HCM (HUIT) cùng Làng Sáng chế và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo - TECHFEST VN, Làng Học sinh – Sinh viên sáng tạo, Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn phối hợp tổ chức chương trình Lễ ra mắt Làng Học sinh – Sinh viên Sáng tạo và toạ đàm “Giải pháp hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các trường đại học, cao đẳng”. Chương trình với sự tham dự của ông Trần Văn Tùng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ và ông Phạm Hồng Quất - Cục Trưởng Cục phát triển thị trường Doanh nghiệp và Bộ Khoa học & Công nghệ cùng các vị khách mời có thương hiệu và uy tín trong cộng đồng ĐMST&KN các Làng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp – Techfest VN.
- Làng Học sinh - Sinh viên Sáng tạo được ra mắt nhằm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) để tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống; nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước. Làng Học sinh – Sinh viên Sáng tạo là cộng đồng kết nối các mạng lưới Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp tại các trường đại học và phổ thông trung học; tăng cường vai trò, ảnh hưởng của học sinh khối trung học phổ thông và sinh viên khối đại học trong các diễn đàn trong nước và quốc tế. Đây là sẽ đơn vị đắc lực góp phần tổ chức thành công Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest 2023).
5.2 Hỗ trợ Triển khai Vườn Ươm Khởi nghiệp
Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và thúc đẩy sự Đổi Mới Sáng Tạo, việc hỗ trợ sinh viên trong việc triển khai ý tưởng khởi nghiệp là một phần quan trọng của quá trình phát triển kỹ năng và sự nghiệp của họ. Đã và đang triển khai hoạt động khởi nghiệp sinh viên, Trường Đại học Công Thương TP.HCM đã phối hợp với Viện Đào tạo và Phát triển Doanh nhân hỗ trợ sinh viên trong việc triển khai ý tưởng kinh doanh.
Để triển khai thành công, sinh viên cần trải qua 3 giai đoạn:
- Vòng Ý Tưởng: Trong giai đoạn này, sinh viên được khuyến khích tìm kiếm, tụ họp, và phân tích đánh giá ý tưởng kinh doanh. Họ có cơ hội chọn lọc các ý tưởng, dự án có tiềm năng và đã tham gia vào các cuộc thi sáng tạo. Việc phân loại ý tưởng theo tiêu chuẩn của ORAIDO INCUBATOR giúp xác định các ý tưởng ưu tiên để phát triển.
- Vòng Ươm Tạo: Các ý tưởng đã được phân loại sẽ được chia thành 4 cấp độ: Kim Cương, Ruby, Vàng, và Bạc. Từ đó, lập kế hoạch và lộ trình phát triển trong khoảng 1-3-6-12 tháng. Đội ngũ mentor phù hợp sẽ được sắp xếp để hỗ trợ sinh viên gọt rũa và hoàn thiện dự án, chuẩn bị cho việc lên sàn giao dịch ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo.
- Vòng Lên Sàn: Ở giai đoạn này, các ý tưởng đã được hoàn thiện và đã qua quá trình ươm tạo sẽ được kết nối với các nhà đầu tư thông qua sàn giao dịch ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Đây là cơ hội để các ý tưởng kinh doanh gặp gỡ và thực hiện các phiên giao dịch ý tưởng.
5.3 Hỗ trợ và triển khai các khóa đào tạo - huấn luyện kỹ năng
- Việc hỗ trợ và đào tạo là một phần quan trọng của việc giúp các khởi nghiệp phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh. Nhận biết vấn đề đó, Viện Đào tạo và Phát triển Doanh nhân Việt Nam phối hợp tổ chức các khóa đào tạo.
- Hỗ trợ và đào tạo là một phần không thể thiếu trong hành trình của mọi doanh nhân khởi nghiệp. Để giúp các khởi nghiệp phát triển và thành công, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cung cấp các khóa đào tạo và huấn luyện kỹ năng đa dạng. Dưới đây là một số ví dụ về các khóa đào tạo và huấn luyện kỹ năng quan trọng:
Khóa Đào Tạo Kế Hoạch Kinh Doanh: Khởi nghiệp cần một kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết để hướng dẫn cho việc triển khai ý tưởng kinh doanh. Khóa đào tạo này giúp họ xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, từ việc định rõ mục tiêu kinh doanh đến việc lập lịch tài chính và tiếp thị.
Huấn Luyện Quản Lý Doanh Nghiệp: Quản lý doanh nghiệp là một kỹ năng quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững. Các khóa học về quản lý giúp khởi nghiệp hiểu về cách quản lý tài chính, nhân sự, và các hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Khóa Đào Tạo Marketing và Tiếp Thị: Tiếp thị là một phần quan trọng để thu hút khách hàng và phát triển doanh nghiệp. Khóa đào tạo về marketing giúp khởi nghiệp hiểu cách xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả và sử dụng các công cụ tiếp thị số.
Huấn Luyện Kỹ Năng Giao Tiếp và Lãnh Đạo: Giao tiếp và lãnh đạo là những kỹ năng quan trọng trong việc quản lý nhóm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác. Các khóa học này giúp khởi nghiệp phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả và lãnh đạo đáng tin cậy.
Khóa Đào Tạo Về Công Nghệ và Kỹ Thuật: Đặc biệt đối với các khởi nghiệp công nghệ, việc hiểu rõ về công nghệ và kỹ thuật là quan trọng. Các khóa đào tạo này giúp khởi nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản và áp dụng chúng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Khóa Học Về Tài Chính và Quản Lý Rủi Ro: Hiểu về tài chính và quản lý rủi ro giúp khởi nghiệp đảm bảo sự ổn định tài chính và xác định cách xử lý các tình huống không mong muốn.
TUYỂN DỤNG MỚI
SẢN PHẨM
THÔNG TIN